<<TẦM QUAN TRỌNG VÀ VAI TRÒ CỦA TIẾNG MẸ ĐẺ>>
Tiếng mẹ đẻ là thứ tiếng mà trẻ biết nói đầu tiên và hiểu nhiều nhất ở thời điểm hiện nay hoặc là thứ tiếng mà cha mẹ và ông bà đã sử dụng hàng ngày. Việc học tiếng mẹ đẻ, đối với các em gốc nước ngoài sinh sống tại Nhật, được cho rằng còn đem lại hiệu quả tốt cho việc học tiếng Nhật và các môn học khác ở trường. Đặc biệt các em đã có khả năng tiếng mẹ đẻ vững chắc từ trước khi vào lớp một có thể tiếp thu nhanh chóng được những từ ngữ khoa học ở trường cho dù đó là môi trường hoàn toàn dùng tiếng Nhật. Nếu giao tiếp thành thạo và tư duy được bằng tiếng mẹ đẻ thì các em cũng có thể học tập qua tiếng Nhật một cách dễ dàng. Lý do là bởi bằng cách chuyển và đối chiếu các từ tiếng Nhật không biết sang tiếng mẹ đẻ sẽ giúp các em hiểu được khái niệm của các từ đó.
Nếu đã hiểu rõ tiếng mẹ đẻ, các em sẽ biết hai thứ tiếng: tiếng Nhật học sau đó và tiếng mẹ đẻ, từ đó sẽ có được cách nhìn nhận, lý giải từ cả 2 ngôn ngữ. Việc thành thạo tiếng mẹ đẻ giúp sự giao tiếp giữa các em với cha mẹ trở nên phong phú hơn. Việc duy trì được tiếng mẹ đẻ sẽ giúp các em coi trọng nguồn gốc của mình và nhờ vào đó sẽ cảm thấy tự tin hơn về bản thân mình. Nếu duy trì được tiếng mẹ đẻ, lựa chọn công việc tương lai của các em có thể đươc mở rộng hơn. Hơn nữa, các em có thể kết nối với những người đang sống ở quê hương cũng như khắp nơi trên thế giới thông qua tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng trong xã hội Nhật với tiếng Nhật là ngôn ngữ chính yếu, nếu xung quanh trẻ có ít người cùng dùng tiếng mẹ đẻ thì vốn tiếng mẹ đẻ trẻ có được sẽ biến mất trong vòng hai, ba năm sau khi trẻ đi học. Đặc biệt kĩ năng đọc viết càng cần có ý thức nuôi dưỡng bằng cách đọc sách kể truyện,v.v… cho các em.
Nếu đã hiểu rõ tiếng mẹ đẻ, các em sẽ biết hai thứ tiếng: tiếng Nhật học sau đó và tiếng mẹ đẻ, từ đó sẽ có được cách nhìn nhận, lý giải từ cả 2 ngôn ngữ. Việc thành thạo tiếng mẹ đẻ giúp sự giao tiếp giữa các em với cha mẹ trở nên phong phú hơn. Việc duy trì được tiếng mẹ đẻ sẽ giúp các em coi trọng nguồn gốc của mình và nhờ vào đó sẽ cảm thấy tự tin hơn về bản thân mình. Nếu duy trì được tiếng mẹ đẻ, lựa chọn công việc tương lai của các em có thể đươc mở rộng hơn. Hơn nữa, các em có thể kết nối với những người đang sống ở quê hương cũng như khắp nơi trên thế giới thông qua tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng trong xã hội Nhật với tiếng Nhật là ngôn ngữ chính yếu, nếu xung quanh trẻ có ít người cùng dùng tiếng mẹ đẻ thì vốn tiếng mẹ đẻ trẻ có được sẽ biến mất trong vòng hai, ba năm sau khi trẻ đi học. Đặc biệt kĩ năng đọc viết càng cần có ý thức nuôi dưỡng bằng cách đọc sách kể truyện,v.v… cho các em.
<<TIẾP THU TIẾNG NHẬT>>
Từ khi trẻ còn nhỏ, nếu học thêm tiếng Nhật vào cùng tiếng mẹ đẻ, đôi khi trẻ có thể sử dụng pha trộn hai ngôn ngữ trong một thời gian. Tuy nhiên đến lúc nào đó, trẻ sẽ biết cách sử dụng tách biệt hai ngôn ngữ. Có nhiều trường hợp là sau một vài năm, bằng việc học song ngữ, hiệu quả tương hỗ sẽ phát huy tác dụng và giúp làm tăng học lực và khả năng tiếng Nhật.
Trường hợp cho con em mình học thêm tiếng Nhật ngoài tiếng mẹ đẻ, chúng ta cần phải hiểu sự khác biệt giữa khả năng dùng các ngôn từ trong sinh hoạt đời thường và khả năng dùng các ngôn từ trong học tập ở trường. Ví dụ như ngôn ngữ trong sinh hoạt đời thường thì có thể nói: “Độ rộng của phòng tôi và em trai tôi giống nhau”, nhưng còn trong môn toán thì sẽ nói là: “Diện tích của phòng tôi và em trai tôi bằng nhau”. Để học và hiểu các môn học khác nhau ở trường, các em cần biết những từ khoa học như thế.
Thông thường, tần suất sử dụng tiếng Nhật ở trường rất cao nên nếu nhanh thì các em chỉ mất một, hai năm là có thể tiếp thu được tiếng Nhật với trình độ đàm thoại thông thường. Thế nhưng, người ta cho rằng các em sẽ mất năm, sáu năm mới có thể học theo kịp các môn học. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý thúc đẩy, phát triển khả năng ngôn ngữ học thuật theo từng giai đoạn phát triển của các em.
Cũng có người lo lắng rằng nếu duy trì tiếng mẹ đẻ trong lúc đang học tiếng Nhật thì liệu nó trở thành trở ngại cho việc học tiếng Nhật hay không. Sự thật là không phải như thế. Khả năng học ngôn ngữ của trẻ em rất linh động. Ngược lại các em còn có được cách nhìn từ nhiều góc độ. Người biết hơn cả ba thứ tiếng cũng không phải là hiếm có.
Trường hợp cho con em mình học thêm tiếng Nhật ngoài tiếng mẹ đẻ, chúng ta cần phải hiểu sự khác biệt giữa khả năng dùng các ngôn từ trong sinh hoạt đời thường và khả năng dùng các ngôn từ trong học tập ở trường. Ví dụ như ngôn ngữ trong sinh hoạt đời thường thì có thể nói: “Độ rộng của phòng tôi và em trai tôi giống nhau”, nhưng còn trong môn toán thì sẽ nói là: “Diện tích của phòng tôi và em trai tôi bằng nhau”. Để học và hiểu các môn học khác nhau ở trường, các em cần biết những từ khoa học như thế.
Thông thường, tần suất sử dụng tiếng Nhật ở trường rất cao nên nếu nhanh thì các em chỉ mất một, hai năm là có thể tiếp thu được tiếng Nhật với trình độ đàm thoại thông thường. Thế nhưng, người ta cho rằng các em sẽ mất năm, sáu năm mới có thể học theo kịp các môn học. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý thúc đẩy, phát triển khả năng ngôn ngữ học thuật theo từng giai đoạn phát triển của các em.
Cũng có người lo lắng rằng nếu duy trì tiếng mẹ đẻ trong lúc đang học tiếng Nhật thì liệu nó trở thành trở ngại cho việc học tiếng Nhật hay không. Sự thật là không phải như thế. Khả năng học ngôn ngữ của trẻ em rất linh động. Ngược lại các em còn có được cách nhìn từ nhiều góc độ. Người biết hơn cả ba thứ tiếng cũng không phải là hiếm có.